Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

HỆ THỐNG ÂM THANH TRONG NHÀ YẾN

·             Âm thanh là một yếu tố rất quan trọng trong việc thiết lập kỹ thuật cho nhà nuôi chim Yến, từ việc kéo chim về đến dụ chim vào nhà và ở lại đều cần kinh nghiệm và sự chuẩn mực mới phát huy hiệu quả.
·             Chim yến trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau với tần số giao động từ 1,000Hz đến 16,000Hz, phổ biến ở 2,000Hz đến 10,000Hz. Biên độ này cũng tương đương với ngưỡng nghe của con người (20Hz – 20,000Hz) nên hẳn nhiên âm thanh thu hút chim Yến không phải dùng sóng siêu âm (>2KHz) như một số quan niệm trước đây. Trong nhà, chim Yến đinh vị bằng những bước sóng phản hồi ngắn và rất nhanh, âm thanh ta thu được là tiếng “tạch tạch” có dải tần số từ 2,000Hz đến 8,000Hz, những sóng âm ngắn này khi gặp vật thể rắn sẽ phản hồi lại để chim Yến biết chính xác bố cục trong nhà yến hoặc tìm được vị trí tổ nhanh chóng mà không cần dùng mắt.
·             Trên cơ sở đó, việc điều chỉnh âm thanh cho phù hợp từ ngoài vào trong rất quan trọng. Trên thị trường có một số thiết bị đo cường độ âm thanh rất chính xác. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc “nghe” thì người mới nuôi chim yến nên dùng những công cụ hỗ trợ này. Tùy theo số lượng loa, diện tích và bố cục của nhà Yến để điều chỉnh hệ thống sao cho phù hợp. Mức tham khảo chúng tôi đưa ra từ những nhà yến hiệu quả là 60dB-80dB cho trong nhà (tương đương với cuộc trò chuyện bình thường của người) và 90dB-110dB với hệ thống loa ngoài đo được từ khoảng cách 2m. Nhưng tối ưu hơn vẫn cần đôi tai của nhũng người kinh nghiệm để phối hợp tốt giữa các hệ thống âm thanh.
Sơ bộ, hệ thống âm thanh trong nhà Yến bao gồm 3 phần chính : âm thanh dẫn, âm thanh trong và âm thanh ngoài.
I.            Âm thanh ngoài : Thời gian phát từ 5h đến 20h mỗi ngày. Để đạt được hiệu quả thu hút cao, âm thanh ngoài trước tiên phải bảo đảm được phân thành 3 vùng rõ rệt :
-        Hút chim tầm xa : đây là nhân tố đầu tiên cho việc dụ chim về nhà yến. Vùng này được sử dụng bằng những loại loa có công suất lớn và khuếch đại tần số để âm thanh vang vọng đi xa, thường được gọi là Bazoka, nhập khẩu Malaysia hoặc được gia công tại Việt Nam. Bazoka  hình nón, có độ dài tầm 60 – 80cm, đường kính miệng loa khoảng 15-20cm, vỏ loa thường được làm bằng Inox, Gang hoặc nhựa tốt. Đế loa làm bằng những loại loa nam châm có cấu tạo chống nước tốt, công suất trung bình khoảng 100W, tần số 1.5 – 20 KHz. Bazoka được đặt phóng ra 4 hướng trên mái chuồng cu, độ vang của âm thanh xa khoảng 500m nghe bằng tai và sóng âm thanh khuếch đại cực hạn trung bình hơn 1km. Vì vậy chim đang trên đường bay đi ăn hoặc ngang qua nhà yến sẽ dễ dàng nhận thấy tín hiệu và hạ cao độ để thăm dò nhà Yến.
-        Hút chim tầm gần : khi chim đã phát hiện và xuống gần nhà Yến, chúng ta có loại loa thứ 2 để thu hút và gom chim gần đến cửa vào. Thông thường sử dụng loa lục giác hoặc bát giác, là một tổ hợp loa thiết kế theo hình tròn từ 6 hoặc 8 loa thạch anh cỡ trung như Audax 60-65, NX-10, NestPro AX-80…Cụm loa này thiết kế chống nước và được đặt cao 50cm trên cửa ra vào nhà yến, cường độ phát thích hợp nằm trong khoảng 80-95dB.
-        Loa cửa vào (loa miệng lỗ) : hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về kích thước và hướng để đặt cửa cho chim vào nhà Yến. Ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, cửa ra vào rất đa dạng về hình dáng lẫn kích thước. Phổ biến dạng cửa vào trên mái, hình vuông hoặc hình ống rất hiệu quả. Tại Việt Nam đa phần làm cửa vào ngay cạnh tường chuồng cu, kích thước trung bình 20cm x 40cm đến 60cm x 120cm đặt nằm ngang hoặc thẳng đứng (chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này ở một bài viết khác). Và những cửa ra vào này sẽ được lắp 2 đến 3 loa cỡ trung tùy chủng loại. Với Audax 65,66 hay NX-10 ta sẽ lắp 3 loa theo hàng ngang, tốt hơn nên đặt mép dưới cửa, miệng loa hướng thẳng ra ngoài và chống thấm các mối nối. Với những loại loa lớn hơn như SH 220, SH 250, AXC-400, AXC-500 sẽ lắp 2 cái ở vị trí tương tự. Việc quan trọng là sự phối âm giữa 3 hệ thống loa này. Căn bản ta có 1 biểu đồ đơn giản để không mắc lỗi khi điều chỉnh hệ thống loa ngoài :
         Bazoka                                                  Bát giác                                                     Cửa vào  
    90dB-110dB >>>>>>>>>>>>>>>>>>> 80dB-95dB >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> 70dB-80dB
yenho.vn
II.         Âm thanh trong : hệ thống âm thanh trong được chia làm 2 khu vực chính : khu vực trung tâm và cạnh tường. Thời gian phát 24/24h
-        Khu vực trung tâm : để dễ dàng cho việc thiết lập đồng bộ hệ thống âm thanh trong nhà, chúng ta sẽ chia nhà yến ra thành từng khu vực có diện tích giống nhau và phân loại. Thông thường mỗi khu vực sẽ có diện tích trung bình là 5m x 4m hoặc 5m x 5m, vậy nhà yến 5m x 20m sẽ chia làm 4 khu vực với diện tích đồng đều 25m2. Phân loại ta có : 1(chuồng cu), 2(trung chuyển), 3(vip1), 4(vip2) theo như sơ đồ :

yenho.vn
Chuồng cu là khu vực chim đảo để thăm dò trước khi vào nhà yến, ở đây chúng ta chỉ sử dụng loa dẫn dụ sẽ nói đến ở phần tiếp theo. Vậy ta còn lại 3 khu vực chính để chim ở với tổng diện tích 75m2 . Chúng tôi xin đưa mô hình mẫu cho loa trung tâm ở 3 khu vực này : trung chuyển (4 cụm)(1), Vip 2( 5 cụm), Vip 1(6 cụm + 1 bát giác).
Ghi chú : “cụm” gồm 4 loa chữ nhật loại nhỏ chuyên dụng cho nhà Yến như SB-120, NX-2, SPT-305 (loa trong nhà) gắn theo hình vuông; “bát giác” gồm 8 loa tương tự gắn theo hình tròn.

yenho.vn
  -        Cạnh tường : cạnh tường là chuỗi những loa đơn (loa trong nhà) gắn cặp tường xuyên suốt nhà            Yến, miệng loa hướng ra đường vào của chim, đặt vuông góc với thanh làm tổ và được đi dây              song song với nhau. Tỉ lệ điển hình là : Trung chuyển (10), Vip 2(15), Vip 1(20).
-        Đi dây : sau khi đã thiết lập vị trí và số lượng, việc đi dây để liên kết các hệ thống loa là rất quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ và độ chuẩn xác. Nếu hệ thống loa hoạt động không tốt như bị nhiễu, rè hoặc đoản mạch thì hiệu quả hấp dẫn chim ở lại rất thấp. Khi vào nhà chim yến cần nghe tiếng mẹ con, tiếng chim non đòi ăn, tiếng định vị… để yên tâm ở lại, và điều kiện trước nhất là một hệ thống âm thanh trong trẻo, tự nhiên và “đông đảo”. Nếu xét đến các yếu tố tương thích về điện trở, trở kháng của hệ thống loa, dây loa, công suất của loa và ampli, khoảng chênh của loa 1 đến loa n…với mỗi loa trong nhà có thông số : đáp tuyến tần số 4.5-20KHz, độ nhạy 91dB, trở kháng 4 Ohm thì phương pháp tối ưu là 40 đơn vị mắc song song cho 1 đường dây. Và phải tách rời từng khu vực trung tâm và loa cạnh tường để có thể phối hợp theo dạng ziczag nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý sau này.
III.       Hệ thống loa dẫn : loa dẫn đường rất quan trọng trong hệ thống âm thanh nhà Yến, mang nhiệm vụ trung chuyển chim từ phòng lượn qua phòng trung chuyển để đến các phòng Vip. Nếu hệ thống dẫn đường phát huy hiệu quả thì chim Yến khi vào nhà sẽ dễ dàng vào các phòng Vip và tìm được những không gian kín đáo, an toàn để yên tâm ở lại.
-        Loại loa sử dụng : Audax 60,61,65 ; NX-10 ; AX-80
-        Vị trí : đặt ở vị trí thông tầng, thông phòng hay cửa vào của mỗi khu vực (2),(3),(4) trong nhà yến
-        Số lượng : tùy vào diện tích nhà Yến. Ví dụ nhà Yến 5m x 20m sẽ có 12 loa dẫn chia đều cho 3 khu vực ở mỗi tầng.
-        Thời gian phát : 5h đến 21h
-        Âm thanh : phát tiếng ngoài (outdoor) hoặc tiếng miệng lỗ (hole).
-        Đi dây : loa dẫn được mắc song song theo từng cụm 20 đơn vị riêng biệt.
Trên đây là bài viết tham khảo cho những người mới xây dựng nhà nuôi chim yến, được đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ kỹ thuật Cty TNHH Yến Hồ kết hợp với một số tài liệu khoa học kỹ thuật về “Âm & Sóng Âm”. Mọi ý kiến đóng góp xin quý vị phản hồi tại yensaoyenho@gmail.com.

yenho.vn

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

 
Máy phun sương BC - 360A
- Xuất xứ : Đài Loan
- Cho hạt sương mịn, không ồn
- Độ cao hơi sương : 2m, giúp làm đẹp tổ yến và hạn chế chim non chết
- Độ phủ : 20m2
- Giá : 2,800,000đ => 2,700,000đ
Call : 0906 357 555
Xem thêm tại : www.yenho.vn

KHAI TRƯƠNG CHI NHÁNH LONG THÀNH 

 ĐỒNG NAI


Thông báo v/v thành lập chi nhánh Công Ty TNHH Yến Hồ tại Long Thành 
 Đồng Nai
Ngày 07/05/2016, tại số 789/3A Trường Chinh, Lộc An, Long Thành, Đồng Nai.
Công ty TNHH Yến Hồ đã làm lễ khai trương chi nhánh Công Ty TNHH Yến Hồ. 
Người đứng đầu chi nhánh : Bà Phạm Thị Bảo Ngọc
Hoạt động theo giấy CNĐKKD số 0312901190-001 được Sở Kế Hoạch & Đầu Tư
tỉnh Đồng Nai cấp ngày 05/04/2016.
Mong Quý Khách Hàng tiếp tục ủng hộ và cùng Yến Hồ phát triển nghề nuôi chim
yến tại Việt Nam.
Trân trọng.

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

LOẠT CÔNG TRÌNH HOÀN THIỆN TRONG NĂM 2014

 Chúng tôi ngày càng chú trọng đến chất lượng phần xây thô của nhà nuôi chim Yến. Dù biết là công năng nhà Yến khác với nhà ở, không phải chịu lực của đồ đạc và người ở, nhưng nếu tính kỹ thì nhà ở còn có thể sữa chữa hay nâng cấp, còn nhà Yến khi chim đã về đông và ở ổn định thì sự xuống cấp sẽ không cách nào giải quyết mà không ảnh hưởng đến bầy đàn chim Yến.
 Cũng vì lý do đó, tuyệt nhiên chúng ta không thể sử dụng vật liệu nhẹ hay công nghệ 3D để xây dựng nhà Yến như trước đây. Sau 5 đến 7 năm chúng tôi đã thấy rõ sự xuống cấp của những căn nhà này.
 Kết cấu sắt thép của nhà nuôi chim Yến phải tương đương hoặc hơn nhà ở cấp 3, sàn bê tông và tường bao quanh được chống thấm tốt, hệ thống thông gió và bố trí vòng lượn, đường chim vào hợp lý sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.











Hoswift

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

NUÔI CHIM YẾN : TẠO KẾ HOẠCH BỀN VỮNG

Những loạt phóng sự, bài viết của các phương tiện truyền thông báo chí, cộng với tin đồn về những ngôi nhà Yến thu nhập hàng tỷ đồng mỗi tháng đã dấy lên sự quan tâm của dư luận. Những căn nhà Yến được ồ ạt dựng lên, một số rất thành công, đạt doanh thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà Yến với mức đầu tư hàng tỷ đồng nhưng sau 2,3 năm vẫn chưa có thu hoạch hoặc có nhưng rất ít.
Vậy, đâu là bản chất thật sự của ngành nghề này ?
Liệu nghề nuôi chim Yến có là một cơ hội làm giàu hay chỉ tiềm ẩn những rủi ro lớn ? Theo chúng tôi, mọi việc rõ ràng không đơn giản như người ta thường nghĩ, nghề nuôi chim yến đòi hỏi một bàn tay thật khéo léo và kinh nghiệm đủ để giảm thiểu tất cả mọi rủi ro tiềm ẩn và mang lại hiệu quả nhanh cho nhà Yến, không thể nhìn vào những nhà nuôi hiệu quả được xây dựng từ nhiều năm trước để áp dụng kỹ thuật cho những nhà Yến được xây dựng sau này, không thể theo những tài liệu từ Internet hay sách báo để tự thiết kế và chờ đợi, chúng ta hãy tìm đến những đơn vị thi công chuyên nghiệp và tận tâm để có được một căn nhà yến hoàn hảo.








            Đánh giá chung về Nghề nuôi chim yến, việc xây dựng một nhà Yến sẽ tạo nên một tài sản lớn và có tính bền vững, có thể sẽ là một gia tài cho đời con, cháu sau này. Một nhà nuôi Yến nếu đạt hiệu quả thì việc sản sinh lợi nhuận là tất yếu và tăng theo cấp số nhân mỗi năm. Bên cạnh đó nuôi chim Yến đồng thời là công tác bảo tồn giống chim này, nơi trú ngụ an toàn và điều kiện trong nhà Yến hoàn hảo sẽ kích thích chim sinh sản và phát triển bầy đàn, trung bình mỗi năm chim Yến sinh sản 3 lứa và 2 trứng cho mỗi lứa, trừ đi số chim chết do bệnh tật hay quy luật tự nhiên ta vẫn có 2 cặp chim mới từ 1 cặp bố mẹ mỗi năm. 


Công tác quản lý chăm sóc nhà Yến cũng đơn giản, công nghệ phát triển sẽ cho những hệ thống tự vận hành và theo dõi từ xa, nói nôm na là đầu tư một nhà nuôi Yến đúng kỹ thuật thì chủ đầu tư sẽ được ăn ngon ngủ yên mà dòng tiền vẫn phát triển đều đặn, thị trường tiêu thụ vẫn rất hấp dẫn vì sản lượng tổ yến Việt nam hiện nay chưa đủ để cung ứng cho nội địa (sản lượng Yến nuôi năm 2014 chưa đạt mức 1,5 tấn/tháng - TK), chất lượng tổ Yến Việt Nam được đánh giá tốt nhất thế giới, dù thời điểm hiện tại do tổ nhập lậu, tổ kém chất lượng đang tràn ngập thị trường nhưng một căn nhà Yến hiệu quả sẽ làm cơ sở để tạo lòng tin của người tiêu dùng, những người có nhu cầu sẽ tìm đến tận chủ nhà Yến để mua được những tổ Yến tinh khiết, và chúng tôi tin tưởng cơ quan chức năng sẽ sớm vào cuộc, chấm dứt tình trạng trên để tổ Yến Việt Nam lấy lại được giá trị thật của mình.
Diện tích lý tưởng cho một căn nhà Yến vào khoảng 300m2, ngang 5m,dài 16m, một trệt 2 lầu và phần chuồng cu, tổng độ cao trung bình 12m. Phần chuồng cu cao 3m tính từ mái lầu 2, diện tích tối thiểu của chuồng cu là 4m x 5m, được bố trí phần đầu hoặc cuối của nhà Yến (nên đặt chuồng cu hướng Tây để tránh nắng cho nhà Yến), và phần diện tích 4m x 5m này được thông suốt từ trên xuống dưới.
Nếu kinh phí có giới hạn thì có thể chọn những nhà ở có sẵn để cải tạo, với điều kiện là bề ngang trên 5m và dài trên 14m, độ cao trên 9m và ở xa khu dân cư. Một số nhà cải tạo lại từ nhà ở tuy diện tích nhỏ nhưng độ cao lý tưởng cộng với che chắn ánh sáng tốt, kỹ thuật hoàn hảo vẫn cho một lượng thu hoạch đáng kể.

Khi đã xác định chính xác lượng chim và những yếu tố khách quan như số nhà nuôi tại khu vực, tình hình quy hoạch trong những năm tới, điều kiện thời tiết địa phương…và một nguồn vốn vững chắc cho việc đầu tư ( từ 800 triệu đến 1,5 tỷ đồng chưa tính phần đất ), chúng ta có thể yên tâm để tiến hành việc xây dựng. Mô hình xây nhà tương tự nhà cấp 4, chỉ khác việc xây tường 2 lớp gạch, bố trí những ô thông gió trên mặt tường để tạo dòng đối lưu trong nhà yến.
Phần mái sân thượng có thêm lớp đệm để tránh ánh nắng trực tiếp truyền nhiệt vào nhà yến, có thể sử dụng tole kim loại hoặc tole Fibocement hay lót thêm lớp gạch chống nóng.
Mỗi sàn trong nhà yến và sân thượng đều phải được chống thấm thật tốt, vì đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc làm mốc gỗ, làm ướt tổ hoặc sản sinh mầm bệnh, chim bỏ đi.

Những ngôi nhà yến bố trí thông thoáng, phù hợp đường bay của chim từ lối vào đến những góc cạnh trong nhà thường cho hiệu quả nhanh chóng.
Sau khi hoàn thiện nhà Yến, trung bình khoảng 1 năm sau sẽ có lượng tổ nhất định để thu hoạch. Tùy vào mật độ chim tại địa điểm xây dựng và một vài yếu tố xúc tác của nhà chuyên môn mà số lượng tổ đạt nhiều hay ít. Trung bình thu hoạch ở tháng thứ 24 kể từ sau hoàn thiện đạt 200gr đến 300gr (tương đương 150 đến 250 cặp chim về ở) thì xem như đã thành công. Đến năm thứ 3, lượng bầy đàn sẽ phát triển nhanh chóng và công việc chính lúc này là thu hoạch và quản lý nhà yến tốt, tránh địch hại…





Chúng tôi đã gặp rất nhiều chủ đầu tư có nhà nuôi Yến không hiệu quả, bỏ 1,2 tỷ đồng để xây dựng nhà nuôi Yến với nhiều mục đích. Có người nuôi vì muốn thử sức ở một lĩnh vực mới mẻ và lý thú, có người vì hy vọng trong thời gian ngắn có thể làm giàu, cũng có người chỉ muốn tạo nguồn tổ tinh khiết cho gia đình và người thân sử dụng…nhưng sau vài năm mòn mỏi nhà Yến chỉ có vài tổ. Đa phần lý do đều nằm ở công nghệ lắp đặt, những kiến thức sơ đẳng sẽ không thể hấp dẫn chim về ở khi khu vực đã có nhiều nhà nuôi. Âm thanh không tốt, hệ thống loa nghèo nàn, đường bay không phù hợp, không mùi hay hương hấp dẫn chim Yến là những lỗi căn bản nhưng rất phổ biến, có khi ngay chính những công ty tư vấn lớn cũng mắc phải những diểm này.
Một trường hợp điển hình, nhà nuôi Yến được xây dựng trên mảnh đất rất lý tưởng ở Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Nằm ngay cạnh bờ sông nơi có nguồn thức ăn dồi dào và sinh cảnh tốt, lượng chim Yến tại khu vực này rất đông và đã được nuôi, khai thác từ lâu tại khu dân cư Bửu Long. Chủ đầu tư đã cho xây dựng nhà nuôi Yến diện tích 5m x 25m 1 trệt 2 lầu kiên cố và mời một đơn vị thi công có tiếng tăm lắp đặt công nghệ. Đơn vị này đã thiết kế những máy móc hoàn hảo và hiện đại nhưng sau 2 năm hiệu quả mang lại vẫn không như mong đợi, chim về đông khoảng 2,3 tháng đầu tiên thì máy móc xuất hiện sự cố, trục trặc liên tục đã vô hình làm cho chim bất an và không ở lại.





Sau 2 năm tổng cộng trong nhà Yến này có dưới 40 tổ, chủ đầu tư sẵn sàng bỏ thêm chi phí để cải tạo nhưng cả 2 bên đều bế tắc về phần chỉnh sữa kỹ thuật. Nói khách quan thì trường hợp này là một rủi ro điển hình cho Nghề nuôi chim Yến, đơn vị thi công và chủ đầu tư đều tận tâm nhưng những sự cố về máy móc thiết bị trong thời gian đầu vô hình làm cho những bầy chim trong giai đoạn thăm dò cảm thấy không yên tâm, lượng chim về ở chậm. Diễn biến tiếp theo có thể dễ dàng thấy được là sự mất lòng tin của chủ nhà đối với đơn vị thi công và cả Nghề nuôi chim Yến, kế đến là sự lơ là của những người làm kỹ thuật, một phần là do áp lực lớn từ phía chủ đầu tư, kết quả tất yếu là nhà yến sẽ dậm chân tại chỗ.
Chúng tôi đã khảo sát và thấy được những khiếm khuyết sau :
-       Hệ thống loa ru : diện tích mỗi tầng là 125m2  nhưng chỉ được gắn hơn 20 loa góc trong khi mật độ chuẩn là 100 loa/100 m2, không có loa vòng ở trung tâm mỗi khu hay phòng vip.
-       Hệ thống loa dẫn, thông tầng : Loa miệng lỗ, thông tầng, dẫn dụ ở trường hợp này sử dụng luôn loa ru, do công suất yếu nên chỉnh âm thanh lớn, sau 1 thời gian loa bị rè và nghe chát (đứng ở khu vực chuồng cu rất ồn đến mức không thể nói chuyện).Ở những vị trí nhạy cảm để dẫn chim vào nhà Yến, sử dụng loa kém chất lượng rất nguy hiểm, thông thường mỗi góc dẫn dụ nên gắn 2 hoặc 4 loa loại NX10 hay NX9 và chỉnh âm thanh hợp lý để chim dễ dàng bị thu hút.

-       Thiếu mùi : nhà Yến chỉ tạo mùi đơn giản bằng phân ngâm nước, cách thức này không đúng kỹ thuật và chúng tôi đã phân tích ở nhiều bài viết. Nhà Yến phải được tạo mùi căn bản bằng PW và phân chim tươi, sau đó sử dụng Love potion hay Pheromone để kích thích chim làm tổ.
                                  
-       Chưa có mái tole chống nóng trên sân thượng và hệ thống tạo ẩm không phù hợp, chim tập trung ở hết vào sâu trong tầng trệt do cảm giác không an toàn, nhưng ngay tại khu vực này lại phát hiện rất nhiều kiến vàng, trứng chim rớt nhiều và chim non chết do bị kiến cắn đau phải ngoi ra khỏi tổ.
Sau khi cải tạo khắc phục những điểm trên và phát âm thanh mới, chim đã dần về đông và ở đều mỗi tầng, chủ đầu tư đã rất vui mừng và chúng tôi hy vọng sẽ lấy lại được lòng tin của Ông vào Nghề nuôi chim Yến.



Hoswift

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

THAM DỰ HỘI THẢO CỦA ÔNG PAK HARRY - MALAYSIA

Vào đầu tháng 10, chúng tôi có dịp tham dự hội thảo về phát triển công nghệ nuôi chim yến của ông Pak Harry, một chuyên gia hàng đầu về nghề nuôi chim Yến lấy tổ tại Malaysia.

Trong buổi hội thảo chúng tôi đã được Ông chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý giá về công nghệ nuôi chim Yến lấy tổ, chúng tôi cũng đặt nhiều câu hỏi về nghề nuôi chim yến tại Việt Nam và theo ông Harry, Việt Nam là nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến, chỉ cần chủ đầu tư và những cá nhân, đơn vị thi công nắm vững những yếu tố kỹ thuật và chăm sóc, quản lý nhà yến tốt thì sẽ có được những nhà nuôi yến hiệu quả.
Đây cũng là điều chúng tôi trăn trở trong nhiều năm qua. Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những nước có rất nhiều thuận lợi để phát triển nghề nuôi chim Yến, điều kiện khí hậu và đặc điểm địa lý đã tạo cho chúng ta những thiên đường chim Yến như Cần Giờ, Gò Công, Rạch Giá, Hà Tiên, Cà Mau, Tuy Hoà, Bình Phước... Chúng tôi đã thực hiện khảo sát hàng trăm điểm dọc theo quốc lộ 1A từ miền Tây đến miền Trung, rất nhiều khu vực chim Yến tập trung dày đặc nhưng chưa có nhà nuôi & khai thác. Lượng chim Yến tại Việt Nam không thua kém Indonesia hay Malaysia nhưng lượng nhà nuôi và sản lượng chúng ta chỉ bằng 10% những nước bạn.
Tổ Yến dần trở nên quen thuộc với mỗi gia đình, hiệu quả của tổ Yến đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công bố, việc xây dựng một nhà nuôi Yến lấy tổ hoàn toàn không khó với bối cảnh khí hậu và lượng chim của Việt Nam. Thế nhưng sau khi bùng phát từ năm 2011 đến 2013 thì lượng nhà nuôi chim Yến có dấu hiệu chậm lại, hiện nay chỉ mới hơn 3000 căn nhà nuôi Yến tại Việt Nam, nhưng lượng nhà nuôi đi vào khai thác ổn định và cho sản lượng trên 1kg/tháng chỉ chưa đầy 20%. 

Theo chúng tôi, đây là những khó khăn cho Nghề nuôi chim yến tại Việt Nam hiện nay :
1. Những nhà nuôi Yến không hiệu quả : 
- Một số chủ đầu tư muốn tiết kiệm chi phí nên cải tạo nhà ở hoặc xây mới nhà nuôi chim Yến mà không nắm vững kỹ thuật.
- Một số cá nhân hoặc đơn vị thi công thiếu kinh nghiệm, mang nặng tính kinh doanh nên xây dựng nhà nuôi chim yến cho khách hàng không hiệu quả.
Điều này sẽ làm mất lòng tin của những người muốn xây dựng nhà nuôi chim Yến và những người đang trong giai đoạn tìm hiểu.
2. Chưa có văn bản, nghị định cụ thể của các cơ quan chức năng : điều này làm người muốn xây dựng nhà nuôi chim Yến lúng túng, hiện nay mới chỉ có Tp.HCM là có văn bản quy hoạch cụ thể :
"PN - Theo Quyết định số 3870/QĐ về việc quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn TP.HCM, UBND TP chấp thuận cấp hơn 635 triệu đồng cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP (NN&PTNT) quy hoạch vùng nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn TP để kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Trong quy hoạch, Sở NN&PTNT cần tập trung phân tích cụ thể các khu vực được nuôi chim yến là khu vực có lợi thế về điều kiện sinh thái và tài nguyên cho việc nuôi, trong đó, cần lưu ý tập trung vào ba quận, huyện: Q.9, Củ Chi và Cần Giờ".(Theo Baomoi.com)
Các địa phương khác cũng có quy định chung như thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến ban hành ngày 22/7/2013 mà chưa có hướng dẫn cụ thể hay phân vùng rõ ràng để người nuôi chim Yến yên tâm.
3. Dịch cúm tháng 4/2013 tại Ninh Thuận : sự việc này đã được bàn cãi rất nhiều trước đây, dù kết quả không rõ ràng nhưng đã tạo ra một "vết nhơ" rất lớn cho lịch sử của nghề nuôi chim Yến tại Việt Nam, làm cho người sắp và đang nuôi chim Yến mất lòng tin vào ngành nghề này.
4. Chưa có hiệp hội hay những trung tâm tư vấn tốt để người dân hiểu rõ về nghề nuôi chim yến và mạnh dạn đầu tư.

Hoswift

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

LÀNG YẾN DẦU TIẾNG

          Tôi có dịp quay lại thăm làng yến Phước Lộc Thọ - Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương sau 2 năm. Chim đã về nhiều và ổn định, sản lượng thu hoạch đạt trên 7kg/tháng với 10 nhà nuôi yến diện tích 5m x 12m, trong đó có 3 nhà khai thác ổn định và 7 căn đang trong giai đoạn khai thác điều chỉnh, tăng bầy đàn. Trong vòng 2 năm lượng chim về làng yến tăng đột biến và 2 căn mới mở máy trong thời gian gần đây cũng đã có hơn 100 tổ.



Trước đây chủ đầu tư thực hiện dự án với mô hình xây - bán và xây - bán thu hoạch, nhưng đến nay đã thay đổi kế hoạch sang nuôi & chế biến. Cũng do thị trường yến Việt Nam 2 năm vừa qua bấp bênh vì tổ yến giả, tổ nhập lậu kém chất lượng... làm mất niềm tin của người tiêu dùng.

Việc tạo ra nguồn tổ yến thật "sạch" là rất quan trọng cho thị trường yến Việt Nam. Giá trị thực của tổ yến thô tại nhà nuôi yến của Việt Nam không dưới 20 triệu đồng/kg. Nhưng những năm gần đây trên thị trường xuất hiện nhiều loại tổ yến kém chất lượng với giá khoảng 12 đến 13 triệu đồng/kg. Loại tổ này được nhập lậu theo đường biển vào Việt Nam, kết hợp với một số hàng pha trộn trên thị trường đã kéo tổ yến nuôi xuống mức 15 triệu/kg. Và nếu tình hình tiếp diễn thì vài năm nữa, bà con nuôi yến sẽ khó lòng bán được tổ yến đúng với giá trị thật.
Làng Yến Dầu Tiếng đã thực hiện xong phần căn bản cho kế hoạch dài hạn trên. Chủ đầu tư cho biết  ông mất 5 năm để chuẩn bị cho nguồn nguyên liệu sạch, và tiếp tục 2 năm cho công tác chế biến theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu sau đó mới đưa sản phẩm ra thị trường. Tôi rất mừng khi nghe những kế hoạch này vì không những sẽ đưa được sản phẩm chất lượng đến tay người tiêu dùng mà còn phát động phong trào nuôi yến lấy tổ theo đúng quy hoạch & quy định của nhà nước.

Năm 2010, khi cùng bàn về dự án và tiến hành xây dựng căn đầu tiên, chủ đầu tư đã quan ngại với chúng tôi nhiều điều, và trong 2 năm đầu chúng tôi cũng đã gặp một số khó khăn về việc kéo dãn chim ở đồng đều, cập nhật kỹ thuật mới cho từng giai đoạn. Đến năm thứ 3 thì chim tăng đàn mạnh, nhà chim mở máy trễ nhất cũng đã đạt trên 100 tổ. Việc xây dựng cụm nhà yến xa khu dân cư cũng mang đến nhiều thuận lợi trong công tác quản lý giám sát, phòng chống dịch bệnh và được chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ.
Trong thời gian làm việc tại đây, chúng tôi đã nhận được nhiều lời mời về việc khảo sát & xây dựng nhà nuôi yến của những khách hàng quanh khu vực Dầu Tiếng. Và điều đáng mừng là những khách hàng này đều muốn phát triển theo hướng dồn cụm 5,7 căn xa khu dân cư, nếu không đủ vốn sẽ chia thành nhiều giai đoạn. Đây là hướng phát triển rất tốt và tương lai sẽ tạo dựng được thương hiệu Yến Sào Dầu Tiếng, địa điểm để người tiêu dùng mua được những tổ yến chất lượng .
 Bên cạnh việc phát triển bầy đàn cho nhà yến, chủ đầu tư cũng hoàn thiện phần cảnh quan, khu nghỉ dưỡng và điều kiện vật chất để đón nhận khách đến tham quan, phục vụ yến chưng hái trực tiếp từ nhà yến và hướng dẫn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm về nghề nuôi chim yến.


Hoswift

Sound for bird house :

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại tiếng chim cung cấp cho những ngôi nhà Yến. Có loại từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng,được ghi trên CD bày bán nhiều ở các cửa hàng khu chợ Nhật Tảo,có loại vài triệu đồng được bán bởi các công ty chuyên nghiệp,thậm chí có những file Mp3 được các chuyên gia nước ngoài rao bán với giá lên đến hàng nghìn USD.Nhưng người mua không thể nào biết được tiếng nào hiệu quả cho ngôi nhà yến của mình.Một vài công ty chọn hình trức bao trọn gói,tức khách hàng trả tiến một lần ( khoảng 5,6 triệu ),và công ty đó có trách nhiệm lo phần tiếng chim đến khi có kết quả tốt.Còn những trường hợp khác khách hàng chỉ nhận được hàng trăm lý do cho việc tiếng chim không hiệu quả.

Ví dụ trường hợp chị N ở Hội An sử dụng file tiếng chim X,chim về và làm tổ rất tốt,mỗi tháng thu vài kg tổ,bạn của chị N bèn xin copy file này về mở cho nhà Yến của mình tại Cần Giờ,nhưng sau vài tháng lượng chim về không bao nhiêu.Anh B một lần đi học hỏi kinh nghiệm của Malaysia,thấy rõ nhà Yến đang phát loại tiếng chim thu hút chim về rất đông,anh mua file này về cho nhà Yến của mình nhưng chim chỉ đến thăm dò một thời gian rồi bỏ đi…

Vậy đâu là cơ sở cho việc một tiếng chim hiệu quả hay không .Thật ra cũng như bất kỳ một loài sinh vật nào,chim Yến cũng có ngôn ngữ riêng của mình.Có tiếng chim mẹ con,tiếng gọi bạn tình,tiếng gọi bầy,tiếng chim đầu đàn,tiếng đấu tranh…Những chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Malaysia,Indonesia sau nhiều năm nghiên cứu cũng phần nào “hiểu” được những âm thanh “chét chét”, “cạch cạch” có ý nghĩa gì.Từ đó họ đã sử dụng những phần mềm để chỉnh sữa,lai tạo cho ra những file âm thanh mang tính cạnh tranh và thu hút cao.Việc này là tốt,nhưng có đôi khi tính thương mại cao hơn vần đề kỹ thuật,một số file Mp3 được bán với giá quá cao,hoặc một vài nhà tư vấn đưa ra hình thức sử dụng nhiều file trong nhà,nhiều file theo mùa,theo thời gian…

Trước đây những nhà nuôi yến thường sử dụng tiếng Mẹ Con cho trong và ngoài nhà và hiệu quả rất tốt,hiện nay những file này rất phổ biến và có thể có miễn phí từ các công ty chuyên nghiệp.Nhưng bối cảnh những năm trước rất dễ dàng cho chủ nhân những ngôi nhà Yến,với lượng nhà chim nhiều như hiện nay và trong tương lai,việc tìm được một file tiếng chim mới lạ và cạnh tranh khi mọi yếu tố kỹ thuật khác đã bảo đảm là rất quan trọng cho ngôi nhà chim.

Outdoor :

1. Black cloud

2. Tongkat ali

3. Ext 3

4. Ext 4

5. Super AAA

6. Redwave

7. Dr Lim No2

Indoor :

1. Hypnostic

2. Mẹ con

3. Dr Lim Indoor 1

4. Dr Lim Indoor 2

5. Baby king

6. Super Babyking

Hole :

1. Marvelous Cloud

2. DPY (BM)

3. DPY (Nestech)

Máy Tạo Ẩm

Những nhà nuôi yến phải tạo được một môi trường phù hợp để cho chim Yến yên tâm sinh sống. Trong đó,nhiệt độ và độ ẩm là một phần quan trọng. Duy trì được một nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho nhà yến không phải là một vấn đề đơn giản. Thời tiết luôn biến đổi theo từng quãng thời gian,từng khu vực riêng biệt nên khi không theo dõi thường xuyên nhiệt độ bên trong nhà Yến,rủi ro rất dễ xảy ra.

Một ngôi nhà Yến mới xây dựng nếu không duy trì được nhiệt độ chuẩn từ 27 đến 290C và từ 75 đến 85 % ẩm độ thì lượng chim ở ít,chậm làm tổ. Mặc khác,những ngôi nhà Yến đã có nhiều chim ở nhưng quản lý không tốt,để quãng thời gian nhiệt độ và độ ẩm ngoài mức chuẩn quá nhiều,hẵn nhiên lượng chim non sẽ rời đi và đến những ngôi nhà Yến có môi trường lý tưởng hơn.

Vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm,những đợt không khí nóng cộng với tiết trời oi bức sẽ ít nhiều gây khó khăn cho nhà Yến. Những căn nhà yến do phần xây thô không bảo đảm kỹ thuật hoặc hệ thống tạo ẩm không phát huy tác dụng,thời lượng phun không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng chim bỏ nhà nuôi nếu chưa ở ổn định,chim non sẽ tìm chỗ khác trú ngụ…

Việc chủ động cho những trường hợp này đòi hỏi phải kết hợp được nhiều yến tố : hệ thống thông gió hoạt động tốt,tạo được dòng không khí luân chuyển đều đặn,mái và tường cách nhiệt hiệu quả,hồ nước trong nhà hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm…

Những ngôi nhà làm bằng công nghệ 3D thường khó đáp ứng được những yêu cầu này,nên lựa chọn tốt nhất vẫn là xây tường 2 lớp riêng biệt có khoãng không gian ở giữa,thông gió chéo để luồng không khí nóng luân chuyển ra ngoài nhưng ánh sáng không vào nhà được,mái đỗ bê tông có lớp đệm cách nhiệt.,

Tác dụng chính của hệ thống tạo ẩm là tạo được một lượng nước để tăng độ ẩm trong nhà yến sao cho tương thích với môi trường sống tự nhiên của chim Yến,và với hệ thống đối lưu không khí tốt,sẽ luân chuyển hơi nước mang hơi nóng ra ngài để bốc hơi,giảm nhiệt cho nhà Yến. Vì vậy những nhà nuôi khi những ống thông gió không phát huy hiệu quả,ta thường có cảm giác bị “hầm”, “hanh”…việc tăng cường tạo hơi ẩm cũng sẽ không phát huy tác dụng tản nhiệt,nhà vẫn bị nóng. Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy tạo ẩm được sử dụng rộng rãi :

- Máy siêu âm : máy công xuất lớn nhập khẩu từ Malaysia,sử dụng cho những nhà nuôi có diện tích lớn hơn 500m2. Bao gồm một máy tổng hoạt động bằng sàn rung thạch anh,tạo được lớp sương mỏng theo ống nhựa dẫn đi khắp nhà yến,rất tiện lợi,không đọng nước trên sàn và dễ quản lý nhưng giá thành cao (trên 10 triệu vnđ)

- Máy li tâm : máy hoạt động theo nguyên tắc tạo hơi sương từ lực quay li tâm của cánh quạt chính,kết hợp với hệ thống ống nước tầm gần sẽ hạn chế được lượng nước lên cao có thể làm mốc gỗ,có van tự động xả nước vào máy,dễ quản lí nhưng không có độ bao phủ cao,nếu dùng nhiều sẽ phát sinh chi phí (˷ 4 triệu vnđ/máy).

- Máy bơm áp lực : máy nén áp lực tạo hơi sương tự nhiên,đây là phương pháp truyền thống của rất nhiều nhà nuôi yến,là một giải pháp kinh tế do giá thành rẻ,cho 100m2 chỉ cần 1 máy công xuất 25 béc phun (1,300,000 vnđ),15 đến 20 bộ béc số 3 bằng đồng thau (40,000 vnđ/bộ),1 bộ béc cuối (35,000 vnđ/bộ),ống phun sương loại tốt và một vài phụ kiện là có thể tạo được một lượng hơi sương bao phủ diện rộng. Hoạt động ổn định nếu kết hợp với hệ thống lọc nước,van tự xả.Một điểm cần lưu ý là dễ gây đọng nước trên sàn,lâu ngày sẽ thấm xuống tầng dưới gây mốc gỗ nếu sàn nhà không được chống thấm tốt.

Hoswift


Add : 496 Dong Khoi st, Tan Hiep, Bien Hoa ,Dong Nai province,Viet Nam.

Tây Ninh

Tây Ninh




Những căn nhà bỏ hoang được cải tạo để nuôi chim yến, một giải pháp giảm nhẹ chi phí đầu tư nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.



Lọc kỹ nguồn nước cho hệ thống tạo ẩm sẽ giảm chi phí bảo hành bảo trì, thay thế hệ thống béc phun


Cần Giờ

Long Thành - Đồng Nai

Long Thành - Đồng Nai
Nếu không tính toán được hướng chim tiếp xúc với miệng lỗ ra vào, những ngôi nhà 1 trệt, 1 lầu này sẽ không mang lại hiệu quả khi xung quanh có quá nhiều cây cao. Chủ nhà đã chờ đợi 8 tháng và kết quả là có 1 cặp chim ở. Chúng tôi đã thử nghiệm cho chặt tất cả những cây cao trong bán kính 10m và đã mang lại hiệu quả rõ rệt, lượng chim vào nhà ngày càng đông và đã có hơn 10 cặp ở lại sau 3 tuần.

Dựa vào cách xây nhà ở theo kiểu Pháp,hệ thống thông gió của nhà yến được thiết kế theo kỹ thuật mới với 2 lớp tường riêng biệt, giữ gìn ánh sáng cho nhà yến đồng thời tạo dòng đối lưu tốt, nhà không bị hầm vào những tháng nắng cao điểm.


Mr Tiến ,Nhơn Trạch - Đồng Nai

Cần Giờ : Thành Phố Yến

Cần Giờ : Thành Phố Yến
Phong trào nuôi chim yến lấy tổ nở rộ từ những khu vực mật độ chim dày đặc.Nổi bật trong số đó là Huyện Cần Giờ,thị trấn Cần Thạnh,Tp.HCM. Là một huyện ngoại thành gắn liền với khu di tích rừng Sác,những khu rừng ngập mặn,đầm lầy cộng với vị trí địa lý thuận lợi đã làm nên một thiên đường chim yến.Ở đây bất kỳ lúc nào người ta cũng có thể thấy hàng ngàn con chim Yến bay lượn trên bầu trời. Hiện nay,tại 3 thôn của xã Tam Thôn Hiệp có đến hơn 100 căn nhà nuôi Yến,đa số là nhà 1 trệt 2,3 lầu với diện tích trung bình hơn 500m2.Nổi bật là nhà A Lý với thu hoạch hơn 30kg tổ/tháng,những căn xây dựng năm 98,99 cũng đều đạt một doanh thu đáng kể. Nhưng trong thời gian gần đây, rất nhiều nhà nuôi Yến mở máy sau 6 tháng,8 tháng vẫn không có chim vào ở hoặc có nhưng không đáng kể. Chủ nhân của những căn này đã nghĩ đến việc "thất bại" và rao bán nhà Yến. Qua kiểm tra những căn này,hầu hết là do sai kỹ thuật và do những người chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, những lỗi căn bản như nóng do tường và mái không cách nhiệt tốt,bố trí phòng lượn không hợp lý,hệ thống loa nghèo nàn,tiếng chim không hiệu quả,xử lý mùi không tốt...Thật ra những yếu tố này hoàn toàn khắc phục được,nhưng điều khó nhất là lòng tin của chủ nhà đã không còn nhiều,và việc cải tạo lại sẽ không tạo được hiệu quả khả quan bằng việc hoàn thiện từ ngày đầu. Một thực trạng chung nhưng ít người thấy được đó là việc dồn cụm đầu tư vào Cần Giờ vì thấy lượng chim ở đây nhiều,nhưng thực chất chỉ chừng 30% trong số chim đó (chim non) mới có khả năng kêu gọi về nhà mới,tính theo tỉ lệ nhà nuôi,xây nhà ở khu vực này kéo theo chi phí cao ngất ngưỡng do giá đất cao(gấp đôi Gò Công,nơi có lượng chim tương đương),phải xây nhà lớn,trang thiết bị hiện đại...nhưng rủi ro tiềm ẩn cao,việc này không khả quan bằng rất nhiều khu vực khác tuy tỉ lệ chim ít hơn nhưng chưa có nhà nuôi nhiều,mức cạnh tranh không cao.

Kiên Giang

Kiên Giang
Mr Nguyên - Rạch Giá, nhà làm đơn giản với những vật liệu như tôn, xốp,ván ép.Sau hơn 1 năm đã cho thu hoạch 1kg/tháng và bầy đàn tăng mạnh vào tháng 10,tháng 11 năm nay khi kết hợp sử dụng Aroma và tiếng chim thế hệ mới







Mrs Hạnh, một trường hợp đặc biệt ít thấy. Nhà cải tạo chỉ với 60m2, và sau 4 tháng mở máy đã có hơn 20 tổ. Đây là một điển hình cho việc lựa chọn địa điểm tốt,mức cạnh tranh không cao kết hợp kỹ thuật mới với leading sound và hóa chất đặc biệt


Khi lựa chọn được địa điểm phù hợp và với việc cải tạo nhà đúng kỹ thuật,bảo đảm những thông số cho nhà Yến,có thể giảm rất nhiều chi phí cho phần trang thiết bị máy móc, với ngôi nhà này tổng chi phí chỉ hơn 50 triệu đồng. Đây là một giải pháp cho những chủ đầu tư có nguồn vốn không nhiều

Khởi công công trình Bình Thuận

Khởi công công trình Bình Thuận


Mrs Tiên - Gò Công

Xử Lý Hóa Chất

Xử Lý Hóa Chất
Xử lý hóa chất tạo mùi cho nhà yến(PW),hóa chất hấp dẫn chim non (Hormone) hay kích thích chim làm tổ ( Aroma ) không chỉ đơn giản là việc phun,xịt.. mà cần phải căn cứ vào tình hình tiến triển của nhà yến,sự ổn định của thời tiết khí hậu để sử dụng liều lượng hợp lý,tránh lãng phí