Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Trang trại Bình Dương

Một khách hàng lâu năm của chúng tôi ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã tìm hiểu và xây dựng nhà nuôi yến đầu tiên cách đây hơn 4 năm, đến nay đã phát triển thêm 5 căn nhà yến khác quanh khu vực Bình Dương. Những căn đầu tiên được làm theo kỹ thuật cũ và không chuyên nghiệp nên gặp một vài khó khăn, sau khi tiếp quản hệ thống nhà yến này chúng tôi đã cho cải tạo lại và khắc phục được một số nhược điểm : nóng, thiếu ẩm, không cài đặt chế độ tự vận hành, hệ thống âm thanh nghèo nàn, không sử dụng hóa chất tạo mùi, thông gió không hiệu quả làm nhà bị hầm, gỗ mốc...
 Vấn đề khó nhất là đơn vị xây dựng trước đây dùng tấp cemboard để lót sàn, trong mùa nắng nóng nếu tăng cường hệ thống tạo ẩm sẽ làm sàn nhà ướt và thấm, lớp gỗ đóng tổ bên dưới nhanh chóng bị mốc, đồng thời mái lợp tole đóng la phông sẽ không cách nhiệt tốt.
Thông gió kiểu trước đây là dùng lam bê tông hoặc dùng ống nhựa khi đặt nhiều vô tình làm cho diện tích tiếp xúc giữa nhà yến và môi trường bên ngoài lớn, nhà yến không thể giữ nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong mùa nắng nóng kéo dài.


 Một số giải pháp căn bản được tiến hành : xử lý gỗ mốc, thay thế hệ thống phun sương bằng máy cánh gà loại mới không ồn và giảm đọng nước, tăng cường loạt âm thanh vòng hifi, thay đổi kiểu thông gió, chống nóng cho mái và tăng cường phun sương ngoài.

Sau một thời gian, chủ đầu tư đã có thu hoạch ổn định và mạnh dạn phát triển thêm mô hình này. Chúng tôi đã khá bất ngờ với quy mô và hình thức của tranh trại yến. Bên cạnh chim yến còn có một số chuồng trại chim trĩ, gà ai cập, gà đông tảo,công... với những hồ nuôi cá kết hợp cây xanh tạo côn trùng cho chim yến.

 Gà Ai Cập

Hoswift

Nhơn Trạch

Sau căn đầu tiên khá hiệu quả ở Nhơn Trạch, chúng tôi đã tiếp tục khảo sát khu vực này và phát hiện được một địa điểm rất tốt ngay khu ngập mặn dọc bờ sông. Đặc điểm sinh thái ở đây tương tự như khu Cần Thạnh, Cần Giờ với lượng chim dày đặc, điều thuận lợi nhất là tính toàn bộ bán kính trên 20km xung quanh mới chỉ có dưới 10 căn nhà nuôi yến. Việc này hứa hẹn sẽ cho một tốc độ chim ở và làm tổ nhanh.
   
    

  Những căn nhà yến về sau được áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ hơn và chỉnh sửa lại cho phù hợp hơn với đặc tính của chim yến tại Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng, hướng nhà được chọn hợp lý để tạo độ mát, chủ động phòng chống chim săn mồi từ đầu bằng nhiều biện pháp hiệu quả hơn, kết cấu bảo đảm cách ly với nhiệt độ bên ngoài, lối vào của chim thông thoáng..., 1 mẫu nhà hoàn chỉnh sẽ giảm thiểu rủi ro không đáng có, kết hợp với việc quản lý tốt sẽ mang lại kết quả như mong đợi.
 
Hoswift

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Chưa khẳng định chim yến chết do dịch cúm


"Chưa khẳng định chim yến chết do dịch cúm
Báo cáo về tình hình yến nuôi bị chết, Chi cục Thú y Ninh Thuận cho biết hiện trên địa bàn TP.Phan Rang-Tháp Chàm có 54 cơ sở nuôi yến. Qua khảo sát chỉ phát hiện cơ sở nuôi yến tại rạp Thanh Bình nằm trên đường Thống Nhất có hơn 4.000 con (chủ yếu là yến con từ 2- 3 tháng tuổi) bị chết từ cuối tháng 3 đến nay. Khi phát hiện, ngành chức năng đã lấy 2 mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi rút A/H5N1. Sau đó, tiếp tục giám sát lấy mẫu bệnh phẩm tại cơ sở này và một số nhà yến lân cận xét nghiệm thì cho kết quả âm tính. Mới đây, Cơ quan Thú y Vùng 6 đã lấy 30 mẫu chim và 30 mẫu tổ tại cơ sở nuôi yến tại rạp Thanh Bình và 2 cơ sở nuôi lân cận đều cho kết quả âm tính với vi rút cúm A/H5N1.
Theo nhận định ban đầu của cơ quan thú y, nguyên nhân yến chết là do thời tiết nắng nóng, tổng đàn ngôi nhà yến này tăng nhanh (hơn 100.000 con) trong không gian nhà chim rất hẹp và thiếu thức ăn. Giải thích về nguyên nhân các mẫu yến có nhiễm cúm A/H5N1, ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận, cho rằng vi rút H5N1 luôn tồn tại trong môi trường ẩm thấp. Do những tác động về thời tiết khắc nghiệt, thiếu thức ăn làm một số chim yến non mất sức đề kháng nên bị vi rút H5N1 nhiễm vào. Sau khi phát hiện, ngành chức năng đã hướng dẫn cơ sở nuôi yến thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh phòng dịch... tạo môi trường thông thoáng trong nhà yến nên đã giảm đáng kể, trong 3 ngày gần đây chỉ có 20 con bị chết. Sáng 13.4, ông Trần Xuân Hòa, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết qua theo dõi hơn 15 ngày sau khi có hiện tượng yến chết bất thường tại rạp Thanh Bình, đến nay cơ quan chức năng khẳng định yến chết không phải do dịch cúm gia cầm."
Theo thanhnien.com.vn

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Dịch cúm ở chim yến, đâu là sự thật ?

“Hàng nghìn con chim yến chết vì cúm H5N1
11.04.2013 | 15:41
Hơn 4.000 con chim yến trong đàn nuôi tại một cơ sở trên đường Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm, đã chết đột ngột. Kết quả 2 lần xét nghiệm mẫu cho thấy chim dương tính với virus cúm gia cầm H5N1.
Số chim yến này lần lượt chết kể từ cuối tháng 3 đến nay. Chúng được nuôi tại cơ sở thuộc Công ty cổ phần Yến Việt, theo đàn khoảng hơn 100.000 con.

Chiều 9.4, UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm đã có cuộc họp với 54 hộ nuôi chim yến trên địa bàn để triển khai biện pháp phòng chống bệnh lây lan cho đàn yến. Chủ nhiều cơ sở nuôi yến bác bỏ nguyên nhân chim chết do bệnh, mà cho rằng nắng nóng khiến chúng kiệt sức.

Đại diện Chi cục Thú y tỉnh khẳng định đã 2 lần lấy mẫu bệnh phẩm yến đưa đi xét nghiệm, cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm H5N1. Sau đó ngành chức năng tiếp tục lấy mẫu tại cơ sở này và một số nhà yến khác để xét nghiệm nhưng cho kết quả âm tính.”
Theo nguoiduatin.vn
Thông tin chim yến bị nhiễm virus cúm H5N1 tại nhà yến của Cty Yến Việt vào ngày 9/4 vừa qua đã gây chấn động lớn cho các cơ quan ban nghành và dư luận xã hội. Việc theo dõi xử lý vẫn đang được tiến hành, nhưng chúng tôi thiết nghĩ đây là một vấn đề rất nhạy cảm cho nghành nghề nhiều tiềm năng đang phát triển mạnh này, chỉ cần một vài thông tin sai lệch sẽ vô tình làm lụi tàn mô hình kinh tế đã từng làm giàu cho những người nông dân Malaysia, Indonesia cũng như góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở những nước này.
Khi sự việc xảy ra rất nhiều phương tiện truyền thông đã đưa ra những bình luận thiếu phần chính xác, ngay cả đại diện của một vài cơ quan chức năng tại địa phương đã nhận định hơi nóng vội.
-          Việc bất hợp lý đầu tiên là từ cuối tháng 3 đến ngày xảy ra vụ việc là hơn 10 ngày, trong một môi trường sinh sống của chim yến như chúng ta đã biết thì tốc độ lây lan của virus H5N1 sẽ vô cùng nhanh chóng, vậy tại sao ngày 9/4 lấy 6 mẫu xét nghiệm dương tính nhưng sau đó thì toàn bộ kết quả trên diện rộng là âm tính ?
-          Thứ 2, một vài ý kiến sai lệch về đời sống chim yến đã vội vàng kết luận về nguồn nước, cách chim yến uống nước, về việc chim đi ăn diện rộng  hơn 100km, theo chúng tôi nên tham khảo những người có bề dày nghiên cứu về loài chim này như TS Diệu Thu, TS Tường… để họ đưa ra ý kiến chính xác, và những tài liệu hiện hữu đã nêu rất rõ về những điểm này từ lâu : chim yến không đi uống nước sông hồ, không bay kiếm ăn xa vậy nếu điều kiện sống ổn định, và cũng không dễ dàng mắc những bệnh tương tự….
-          Thứ 3 : lịch sử phát triển nghề nuôi chim yến từ rất lâu đời của Malaysia,Indonesia, Thái Lan chưa bao giờ có trường hợp này cho dù ngay tại khu vực có mật độ nhà nuôi dày bùng phát dịch cúm gia cầm.
Những người làm nghề nuôi chim yến biết rõ trong mùa nắng nóng vừa qua, việc chim non  do nóng bức ra khỏi tổ sớm hoặc việc bố mẹ kiếm ăn khó khăn nên chết hàng loạt là bình thường. Tất nhiên chúng tôi không loại trừ trường hợp số chim chết do virus cúm, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều thông tin bên lề chưa được xác minh như : đây là việc dàn xếp do mâu thuẫn nội bộ, những mẫu đi xét nghiệm được nuôi theo mô hình nhân tạo(ấp trứng công nghiệp), việc xét nghiệm chưa minh bạch, có thể kết quả nhầm lẫn…. Mong rằng cơ quan chức năng sớm có kết quả chính xác, tạo dựng lại lòng tin của người dân về tổ yến, thực phẩm mang lại tuổi thanh xuân và sức khỏe đồng thời bảo vệ quyền lợi của hàng nghìn hộ nuôi yến đã hao tổn biết bao tiền bạc và công sức cho tài sản của cả đời mình.
Hoswift




Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013



Mối lo dịch cúm từ chim!


Thứ Tư, 10/04/2013 22:28

Theo Bộ Y tế, cúm A/H7N9 là chủng mới, nguồn gốc gien từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người và tỉ lệ tử vong cao

Ngày 10-4, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 ở người.
Chưa có vắc-xin đặc hiệu
Bộ Y tế khẳng định cúm A/H7N9 là chủng mới, nguồn gốc gien từ virus cúm gia cầm và một số loài chim, có khả năng gây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng và tỉ lệ tử vong cao.
Theo Bộ Y tế, ca bệnh nghi ngờ các trường hợp tiếp xúc với gia cầm, chim bị bệnh, chết; tiếp xúc gần với ca nghi ngờ hoặc ca bệnh  nhiễm virus cúm A/H7N9. Bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như ho, sốt khó thở, tổn thương phổi tiến triển nhanh không tìm thấy do các căn nguyên khác gây viêm phổi. Bệnh nhân cần được sử dụng thuốc kháng virus Oseltamivir hoặc Zanamivir càng sớm càng tốt. Bệnh nhân có thể diễn biến nặng: suy hô hấp, suy đa tạng. Chỉ được xuất viện sau 3-5 ngày khi toàn trạng tốt. Lưu ý, sau xuất viện, bệnh nhân cần tự tiếp tục theo dõi thân nhiệt 12 giờ/lần. “Nếu nhiệt độ hơn 38oC trong 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì cần tái khám ngay” - Bộ Y tế cảnh báo.
 Chim yến được nuôi tại một nhà chim ở Ninh Thuận. Ảnh LÊ TRƯỜNG
Hiện nay, chưa có vắc-xin đặc hiệu với virus cúm A/H7N9 dùng cho người nên Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm A/H7N9 gồm: Không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm chưa được kiểm dịch đúng quy định; che miệng, mũi khi ho, hắt xì hơi, xì mũi bằng khăn giấy hoặc vệ sinh tay; sử dụng phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc gia cầm; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hô hấp cấp.
Thường xuyên biến đổi cấu trúc gien
Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên, sự xuất hiện trở lại của virus cúm A/H5N1 trên người và gia cầm càng làm tăng nguy cơ virus cúm tái tổ hợp bùng phát lây lan cho người.
GS-TS Lê Đăng Hà, nguyên giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh cúm A/H7N9 đang có các biểu hiện giống cúm A/H5N1. Tất cả các loài lông vũ đều có nguy cơ nhiễm cúm A, gây nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, từ nặng đến nhẹ. Virus cúm A có một số phân loài lây nhiễm từ gia cầm sang người. Đặc biệt, chúng có khả năng thích nghi cao, thường xuyên biến đổi cấu trúc gien để tránh sự đề kháng của cơ thể. “Thời điểm này, sự bùng phát của cúm A/H5N1, tồn tại của cúm A/H1N1 và nguy cơ cúm A/H7N9 đe dọa xâm nhập nước ta khiến người dân phải đối mặt với những nguy hiểm về sức khỏe. Nếu cơ thể người mắc cả hai chủng virus cúm A phân loài lây bệnh cho người và gia cầm thì chúng sẽ trao đổi gien tạo ra một virus cúm mới. Virus này có đủ gien thích ứng với người, từ đó lây  từ người sang người, gây bệnh nặng, tỉ lệ tử vong cao” - ông Hà cảnh báo.    
Trong khi đó, PGS-TS Trịnh Quân Huấn, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho biết virus cúm A/H5N1 đã được tìm thấy nhiều hơn ở các loài chim, gần đây nhất là yến, bồ câu… “Đáng ngại nhất là tình trạng chim mang virus mà không có biểu hiện bệnh” - ông Huấn nói.
Chim yến chết vì nhiều nguyên nhân
Chiều cùng ngày, ông Trần Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận, đã chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch gia súc, gia cầm.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, sau khi xảy ra sự việc hơn 4.000 con chim yến chết (chủ yếu là chim non), trong 2 ngày 9 và 10-4, tại nhà chim của Công ty CP Yến Việt chỉ có 7 con chim chết. Theo kết quả xét nghiệm mới nhất của Trung tâm Thú y vùng 6, tất cả 25 mẫu chim và 25 mẫu tổ (trong đó 15 mẫu chim, 15 mẫu tổ lấy từ nhà chim của Công ty Yến Việt; số còn lại của 2 cơ sở nuôi chim lân cận) đều âm tính với virus cúm A/H5N1.
Theo nhận định ban đầu của cơ quan thú y, sở dĩ chim của Công ty Yến Việt chết nhiều là do thời tiết ở Ninh Thuận quá nóng bức, không gian nhà chim hẹp, thiếu dưỡng khí, trong lúc bầy đàn đến gần 100.000 con... Đây là những điều kiện để phát sinh bệnh cúm gia cầm ở một bộ phận chim. “Sau khi tiêu độc khử trùng liên tục trong 4 ngày qua và tăng cường thêm quạt gió, phun nước… thì số lượng chim chết hầu như không đáng kể; các mẫu xét nghiệm cũng âm tính với cúm A/H5N1” - đại diện Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận cho biết.
Ông Trần Xuân Hòa yêu cầu ngành y tế phải lập ngay danh sách những người trực tiếp làm việc tại 54 cơ sở nuôi chim ở TP Phan Rang - Tháp Chàm và 2 nhà chim ở huyện Thuận Bắc để giám sát dịch tễ chặt chẽ, nếu có biểu hiện bất thường về sức khỏe thì phải kiểm tra ngay. 
Theo TS Viên Quang Mai, Viện phó Viện Pasteur Nha Trang  (Khánh Hòa), điều lo ngại nhất là chủng virus cúm A/H7N9. “Hiện nay, ở Khánh Hòa tuy chưa phát hiện chim yến chết vì cúm gia cầm nhưng địa phương này đang có bệnh cúm A/H5N1 ở gà, vịt. Chim yến là loài có sức đề kháng rất tốt nên rất khó lây bệnh. Tuy nhiên, đây là loài chim có đường bay kiếm ăn dài hàng trăm km nên khi đã mắc bệnh thì nguy cơ mang mầm bệnh đi rất xa. Do đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, viện cùng cơ quan chức năng đã tăng cường giám sát ở các cửa khẩu và loài chim di cư để xử lý kịp thời” - ông Mai nói.
Quản chặt khu vực biên giới
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) vừa có công văn gửi các cơ quan thú y vùng, chi cục kiểm dịch động vật vùng và chi cục thú y các địa phương yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1 và ngăn ngừa virus H7N9 vào Việt Nam.
Theo đó, các cơ quan thú y vùng, đặc biệt là khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc tiến hành lấy mẫu và tổ chức xét nghiệm virus cúm A/H5N1, đồng thời gửi tất cả các mẫu bệnh phẩm dương tính về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm nhằm xác định virus cúm A/H7N9.
Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cũng đã giao Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương là đầu mối chính để thực hiện việc chẩn đoán, xét nghiệm, gửi mẫu chủng virus cúm
A/H7N9 ra nước ngoài để phân tích chuyên sâu.
V.Duẩn
Nhiều điểm kinh doanh gia cầm trái phép
Ngày 10-4, Trạm Thú y huyện Hóc Môn - Chi cục Thú y TPHCM kết hợp đội kiểm tra liên ngành xử lý 6 trường hợp kinh doanh gia cầm không đúng quy định và 1 trường hợp giết mổ trái phép.
Trước đó, Trạm Kiểm dịch Động vật An Lạc, huyện Bình Chánh - TPHCM cũng đã kết hợp các cơ quan hữu quan kiểm tra một số phương tiện giao thông và phát hiện hơn 30.000 trứng gà, vịt, cút; hàng chục con bồ câu, gà đá… không có chứng nhận kiểm dịch.
S.Nhung
NGỌC DUNG - LÊ TRƯỜNG - KỲ NAM

Sound for bird house :

Hiện nay trên thị trường có hàng trăm loại tiếng chim cung cấp cho những ngôi nhà Yến. Có loại từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng,được ghi trên CD bày bán nhiều ở các cửa hàng khu chợ Nhật Tảo,có loại vài triệu đồng được bán bởi các công ty chuyên nghiệp,thậm chí có những file Mp3 được các chuyên gia nước ngoài rao bán với giá lên đến hàng nghìn USD.Nhưng người mua không thể nào biết được tiếng nào hiệu quả cho ngôi nhà yến của mình.Một vài công ty chọn hình trức bao trọn gói,tức khách hàng trả tiến một lần ( khoảng 5,6 triệu ),và công ty đó có trách nhiệm lo phần tiếng chim đến khi có kết quả tốt.Còn những trường hợp khác khách hàng chỉ nhận được hàng trăm lý do cho việc tiếng chim không hiệu quả.

Ví dụ trường hợp chị N ở Hội An sử dụng file tiếng chim X,chim về và làm tổ rất tốt,mỗi tháng thu vài kg tổ,bạn của chị N bèn xin copy file này về mở cho nhà Yến của mình tại Cần Giờ,nhưng sau vài tháng lượng chim về không bao nhiêu.Anh B một lần đi học hỏi kinh nghiệm của Malaysia,thấy rõ nhà Yến đang phát loại tiếng chim thu hút chim về rất đông,anh mua file này về cho nhà Yến của mình nhưng chim chỉ đến thăm dò một thời gian rồi bỏ đi…

Vậy đâu là cơ sở cho việc một tiếng chim hiệu quả hay không .Thật ra cũng như bất kỳ một loài sinh vật nào,chim Yến cũng có ngôn ngữ riêng của mình.Có tiếng chim mẹ con,tiếng gọi bạn tình,tiếng gọi bầy,tiếng chim đầu đàn,tiếng đấu tranh…Những chuyên gia nhiều kinh nghiệm của Malaysia,Indonesia sau nhiều năm nghiên cứu cũng phần nào “hiểu” được những âm thanh “chét chét”, “cạch cạch” có ý nghĩa gì.Từ đó họ đã sử dụng những phần mềm để chỉnh sữa,lai tạo cho ra những file âm thanh mang tính cạnh tranh và thu hút cao.Việc này là tốt,nhưng có đôi khi tính thương mại cao hơn vần đề kỹ thuật,một số file Mp3 được bán với giá quá cao,hoặc một vài nhà tư vấn đưa ra hình thức sử dụng nhiều file trong nhà,nhiều file theo mùa,theo thời gian…

Trước đây những nhà nuôi yến thường sử dụng tiếng Mẹ Con cho trong và ngoài nhà và hiệu quả rất tốt,hiện nay những file này rất phổ biến và có thể có miễn phí từ các công ty chuyên nghiệp.Nhưng bối cảnh những năm trước rất dễ dàng cho chủ nhân những ngôi nhà Yến,với lượng nhà chim nhiều như hiện nay và trong tương lai,việc tìm được một file tiếng chim mới lạ và cạnh tranh khi mọi yếu tố kỹ thuật khác đã bảo đảm là rất quan trọng cho ngôi nhà chim.

Outdoor :

1. Black cloud

2. Tongkat ali

3. Ext 3

4. Ext 4

5. Super AAA

6. Redwave

7. Dr Lim No2

Indoor :

1. Hypnostic

2. Mẹ con

3. Dr Lim Indoor 1

4. Dr Lim Indoor 2

5. Baby king

6. Super Babyking

Hole :

1. Marvelous Cloud

2. DPY (BM)

3. DPY (Nestech)

Máy Tạo Ẩm

Những nhà nuôi yến phải tạo được một môi trường phù hợp để cho chim Yến yên tâm sinh sống. Trong đó,nhiệt độ và độ ẩm là một phần quan trọng. Duy trì được một nhiệt độ và độ ẩm ổn định cho nhà yến không phải là một vấn đề đơn giản. Thời tiết luôn biến đổi theo từng quãng thời gian,từng khu vực riêng biệt nên khi không theo dõi thường xuyên nhiệt độ bên trong nhà Yến,rủi ro rất dễ xảy ra.

Một ngôi nhà Yến mới xây dựng nếu không duy trì được nhiệt độ chuẩn từ 27 đến 290C và từ 75 đến 85 % ẩm độ thì lượng chim ở ít,chậm làm tổ. Mặc khác,những ngôi nhà Yến đã có nhiều chim ở nhưng quản lý không tốt,để quãng thời gian nhiệt độ và độ ẩm ngoài mức chuẩn quá nhiều,hẵn nhiên lượng chim non sẽ rời đi và đến những ngôi nhà Yến có môi trường lý tưởng hơn.

Vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm,những đợt không khí nóng cộng với tiết trời oi bức sẽ ít nhiều gây khó khăn cho nhà Yến. Những căn nhà yến do phần xây thô không bảo đảm kỹ thuật hoặc hệ thống tạo ẩm không phát huy tác dụng,thời lượng phun không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng chim bỏ nhà nuôi nếu chưa ở ổn định,chim non sẽ tìm chỗ khác trú ngụ…

Việc chủ động cho những trường hợp này đòi hỏi phải kết hợp được nhiều yến tố : hệ thống thông gió hoạt động tốt,tạo được dòng không khí luân chuyển đều đặn,mái và tường cách nhiệt hiệu quả,hồ nước trong nhà hỗ trợ cho hệ thống tạo ẩm…

Những ngôi nhà làm bằng công nghệ 3D thường khó đáp ứng được những yêu cầu này,nên lựa chọn tốt nhất vẫn là xây tường 2 lớp riêng biệt có khoãng không gian ở giữa,thông gió chéo để luồng không khí nóng luân chuyển ra ngoài nhưng ánh sáng không vào nhà được,mái đỗ bê tông có lớp đệm cách nhiệt.,

Tác dụng chính của hệ thống tạo ẩm là tạo được một lượng nước để tăng độ ẩm trong nhà yến sao cho tương thích với môi trường sống tự nhiên của chim Yến,và với hệ thống đối lưu không khí tốt,sẽ luân chuyển hơi nước mang hơi nóng ra ngài để bốc hơi,giảm nhiệt cho nhà Yến. Vì vậy những nhà nuôi khi những ống thông gió không phát huy hiệu quả,ta thường có cảm giác bị “hầm”, “hanh”…việc tăng cường tạo hơi ẩm cũng sẽ không phát huy tác dụng tản nhiệt,nhà vẫn bị nóng. Trên thị trường hiện nay có 3 loại máy tạo ẩm được sử dụng rộng rãi :

- Máy siêu âm : máy công xuất lớn nhập khẩu từ Malaysia,sử dụng cho những nhà nuôi có diện tích lớn hơn 500m2. Bao gồm một máy tổng hoạt động bằng sàn rung thạch anh,tạo được lớp sương mỏng theo ống nhựa dẫn đi khắp nhà yến,rất tiện lợi,không đọng nước trên sàn và dễ quản lý nhưng giá thành cao (trên 10 triệu vnđ)

- Máy li tâm : máy hoạt động theo nguyên tắc tạo hơi sương từ lực quay li tâm của cánh quạt chính,kết hợp với hệ thống ống nước tầm gần sẽ hạn chế được lượng nước lên cao có thể làm mốc gỗ,có van tự động xả nước vào máy,dễ quản lí nhưng không có độ bao phủ cao,nếu dùng nhiều sẽ phát sinh chi phí (˷ 4 triệu vnđ/máy).

- Máy bơm áp lực : máy nén áp lực tạo hơi sương tự nhiên,đây là phương pháp truyền thống của rất nhiều nhà nuôi yến,là một giải pháp kinh tế do giá thành rẻ,cho 100m2 chỉ cần 1 máy công xuất 25 béc phun (1,300,000 vnđ),15 đến 20 bộ béc số 3 bằng đồng thau (40,000 vnđ/bộ),1 bộ béc cuối (35,000 vnđ/bộ),ống phun sương loại tốt và một vài phụ kiện là có thể tạo được một lượng hơi sương bao phủ diện rộng. Hoạt động ổn định nếu kết hợp với hệ thống lọc nước,van tự xả.Một điểm cần lưu ý là dễ gây đọng nước trên sàn,lâu ngày sẽ thấm xuống tầng dưới gây mốc gỗ nếu sàn nhà không được chống thấm tốt.

Hoswift


Add : 496 Dong Khoi st, Tan Hiep, Bien Hoa ,Dong Nai province,Viet Nam.

Tây Ninh

Tây Ninh




Những căn nhà bỏ hoang được cải tạo để nuôi chim yến, một giải pháp giảm nhẹ chi phí đầu tư nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao.



Lọc kỹ nguồn nước cho hệ thống tạo ẩm sẽ giảm chi phí bảo hành bảo trì, thay thế hệ thống béc phun


Cần Giờ

Long Thành - Đồng Nai

Long Thành - Đồng Nai
Nếu không tính toán được hướng chim tiếp xúc với miệng lỗ ra vào, những ngôi nhà 1 trệt, 1 lầu này sẽ không mang lại hiệu quả khi xung quanh có quá nhiều cây cao. Chủ nhà đã chờ đợi 8 tháng và kết quả là có 1 cặp chim ở. Chúng tôi đã thử nghiệm cho chặt tất cả những cây cao trong bán kính 10m và đã mang lại hiệu quả rõ rệt, lượng chim vào nhà ngày càng đông và đã có hơn 10 cặp ở lại sau 3 tuần.

Dựa vào cách xây nhà ở theo kiểu Pháp,hệ thống thông gió của nhà yến được thiết kế theo kỹ thuật mới với 2 lớp tường riêng biệt, giữ gìn ánh sáng cho nhà yến đồng thời tạo dòng đối lưu tốt, nhà không bị hầm vào những tháng nắng cao điểm.


Mr Tiến ,Nhơn Trạch - Đồng Nai

Cần Giờ : Thành Phố Yến

Cần Giờ : Thành Phố Yến
Phong trào nuôi chim yến lấy tổ nở rộ từ những khu vực mật độ chim dày đặc.Nổi bật trong số đó là Huyện Cần Giờ,thị trấn Cần Thạnh,Tp.HCM. Là một huyện ngoại thành gắn liền với khu di tích rừng Sác,những khu rừng ngập mặn,đầm lầy cộng với vị trí địa lý thuận lợi đã làm nên một thiên đường chim yến.Ở đây bất kỳ lúc nào người ta cũng có thể thấy hàng ngàn con chim Yến bay lượn trên bầu trời. Hiện nay,tại 3 thôn của xã Tam Thôn Hiệp có đến hơn 100 căn nhà nuôi Yến,đa số là nhà 1 trệt 2,3 lầu với diện tích trung bình hơn 500m2.Nổi bật là nhà A Lý với thu hoạch hơn 30kg tổ/tháng,những căn xây dựng năm 98,99 cũng đều đạt một doanh thu đáng kể. Nhưng trong thời gian gần đây, rất nhiều nhà nuôi Yến mở máy sau 6 tháng,8 tháng vẫn không có chim vào ở hoặc có nhưng không đáng kể. Chủ nhân của những căn này đã nghĩ đến việc "thất bại" và rao bán nhà Yến. Qua kiểm tra những căn này,hầu hết là do sai kỹ thuật và do những người chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng, những lỗi căn bản như nóng do tường và mái không cách nhiệt tốt,bố trí phòng lượn không hợp lý,hệ thống loa nghèo nàn,tiếng chim không hiệu quả,xử lý mùi không tốt...Thật ra những yếu tố này hoàn toàn khắc phục được,nhưng điều khó nhất là lòng tin của chủ nhà đã không còn nhiều,và việc cải tạo lại sẽ không tạo được hiệu quả khả quan bằng việc hoàn thiện từ ngày đầu. Một thực trạng chung nhưng ít người thấy được đó là việc dồn cụm đầu tư vào Cần Giờ vì thấy lượng chim ở đây nhiều,nhưng thực chất chỉ chừng 30% trong số chim đó (chim non) mới có khả năng kêu gọi về nhà mới,tính theo tỉ lệ nhà nuôi,xây nhà ở khu vực này kéo theo chi phí cao ngất ngưỡng do giá đất cao(gấp đôi Gò Công,nơi có lượng chim tương đương),phải xây nhà lớn,trang thiết bị hiện đại...nhưng rủi ro tiềm ẩn cao,việc này không khả quan bằng rất nhiều khu vực khác tuy tỉ lệ chim ít hơn nhưng chưa có nhà nuôi nhiều,mức cạnh tranh không cao.

Kiên Giang

Kiên Giang
Mr Nguyên - Rạch Giá, nhà làm đơn giản với những vật liệu như tôn, xốp,ván ép.Sau hơn 1 năm đã cho thu hoạch 1kg/tháng và bầy đàn tăng mạnh vào tháng 10,tháng 11 năm nay khi kết hợp sử dụng Aroma và tiếng chim thế hệ mới







Mrs Hạnh, một trường hợp đặc biệt ít thấy. Nhà cải tạo chỉ với 60m2, và sau 4 tháng mở máy đã có hơn 20 tổ. Đây là một điển hình cho việc lựa chọn địa điểm tốt,mức cạnh tranh không cao kết hợp kỹ thuật mới với leading sound và hóa chất đặc biệt


Khi lựa chọn được địa điểm phù hợp và với việc cải tạo nhà đúng kỹ thuật,bảo đảm những thông số cho nhà Yến,có thể giảm rất nhiều chi phí cho phần trang thiết bị máy móc, với ngôi nhà này tổng chi phí chỉ hơn 50 triệu đồng. Đây là một giải pháp cho những chủ đầu tư có nguồn vốn không nhiều

Khởi công công trình Bình Thuận

Khởi công công trình Bình Thuận


Mrs Tiên - Gò Công

Xử Lý Hóa Chất

Xử Lý Hóa Chất
Xử lý hóa chất tạo mùi cho nhà yến(PW),hóa chất hấp dẫn chim non (Hormone) hay kích thích chim làm tổ ( Aroma ) không chỉ đơn giản là việc phun,xịt.. mà cần phải căn cứ vào tình hình tiến triển của nhà yến,sự ổn định của thời tiết khí hậu để sử dụng liều lượng hợp lý,tránh lãng phí