“Hàng nghìn con chim yến chết vì cúm
H5N1
11.04.2013
| 15:41
Hơn 4.000 con chim yến trong đàn
nuôi tại một cơ sở trên đường Thống Nhất, TP Phan Rang - Tháp Chàm, đã chết đột
ngột. Kết quả 2 lần xét nghiệm mẫu cho thấy chim dương tính với virus cúm gia
cầm H5N1.
Số chim yến này lần lượt chết kể từ cuối tháng 3 đến nay.
Chúng được nuôi tại cơ sở thuộc Công ty cổ phần Yến Việt, theo đàn khoảng hơn
100.000 con.
Chiều 9.4, UBND TP Phan Rang - Tháp Chàm đã có cuộc họp với 54 hộ nuôi chim yến
trên địa bàn để triển khai biện pháp phòng chống bệnh lây lan cho đàn yến. Chủ
nhiều cơ sở nuôi yến bác bỏ nguyên nhân chim chết do bệnh, mà cho rằng nắng
nóng khiến chúng kiệt sức.
Đại diện Chi cục Thú y tỉnh khẳng định đã 2 lần lấy mẫu bệnh phẩm yến đưa đi
xét nghiệm, cho kết quả dương tính với virus cúm gia cầm H5N1. Sau đó ngành
chức năng tiếp tục lấy mẫu tại cơ sở này và một số nhà yến khác để xét nghiệm
nhưng cho kết quả âm tính.”
Theo nguoiduatin.vn
Thông tin chim yến bị nhiễm virus
cúm H5N1 tại nhà yến của Cty Yến Việt vào ngày 9/4 vừa qua đã gây chấn động lớn
cho các cơ quan ban nghành và dư luận xã hội. Việc theo dõi xử lý vẫn đang được
tiến hành, nhưng chúng tôi thiết nghĩ đây là một vấn đề rất nhạy cảm cho nghành
nghề nhiều tiềm năng đang phát triển mạnh này, chỉ cần một vài thông tin sai lệch
sẽ vô tình làm lụi tàn mô hình kinh tế đã từng làm giàu cho những người nông dân
Malaysia, Indonesia cũng như góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở những
nước này.
Khi sự việc xảy ra rất nhiều phương
tiện truyền thông đã đưa ra những bình luận thiếu phần chính xác, ngay cả đại
diện của một vài cơ quan chức năng tại địa phương đã nhận định hơi nóng vội.
-
Việc bất hợp lý đầu tiên là từ cuối tháng 3 đến
ngày xảy ra vụ việc là hơn 10 ngày, trong một môi trường sinh sống của chim yến
như chúng ta đã biết thì tốc độ lây lan của virus H5N1 sẽ vô cùng nhanh chóng,
vậy tại sao ngày 9/4 lấy 6 mẫu xét nghiệm dương tính nhưng sau đó thì toàn bộ kết
quả trên diện rộng là âm tính ?
-
Thứ 2, một vài ý kiến sai lệch về đời sống chim
yến đã vội vàng kết luận về nguồn nước, cách chim yến uống nước, về việc chim
đi ăn diện rộng hơn 100km, theo chúng
tôi nên tham khảo những người có bề dày nghiên cứu về loài chim này như TS Diệu
Thu, TS Tường… để họ đưa ra ý kiến chính xác, và những tài liệu hiện hữu đã nêu
rất rõ về những điểm này từ lâu : chim yến không đi uống nước sông hồ, không
bay kiếm ăn xa vậy nếu điều kiện sống ổn định, và cũng không dễ dàng mắc những
bệnh tương tự….
-
Thứ 3 : lịch sử phát triển nghề nuôi chim yến từ
rất lâu đời của Malaysia,Indonesia, Thái Lan chưa bao giờ có trường hợp này cho
dù ngay tại khu vực có mật độ nhà nuôi dày bùng phát dịch cúm gia cầm.
Những người làm
nghề nuôi chim yến biết rõ trong mùa nắng nóng vừa qua, việc chim non do nóng bức ra khỏi tổ sớm hoặc việc bố mẹ kiếm
ăn khó khăn nên chết hàng loạt là bình thường. Tất nhiên chúng tôi không loại
trừ trường hợp số chim chết do virus cúm, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều thông
tin bên lề chưa được xác minh như : đây là việc dàn xếp do mâu thuẫn nội bộ, những
mẫu đi xét nghiệm được nuôi theo mô hình nhân tạo(ấp trứng công nghiệp), việc
xét nghiệm chưa minh bạch, có thể kết quả nhầm lẫn…. Mong rằng cơ quan chức
năng sớm có kết quả chính xác, tạo dựng lại lòng tin của người dân về tổ yến,
thực phẩm mang lại tuổi thanh xuân và sức khỏe đồng thời bảo vệ quyền lợi của
hàng nghìn hộ nuôi yến đã hao tổn biết bao tiền bạc và công sức cho tài sản của
cả đời mình.
Hoswift
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét