Việc sử dụng nhiều xi măng để tạo hình làm cho bên trong rất nồng. Cần sử dụng nhiều trái khóm chín nhừ đốt bằng đèn cầy khử mùi tạp. Sau đó dùng PW và phân chim tạo mùi nền. Tiếp theo mới dùng đến Aroma và hóa chất kích thích.
Cũng do không tính toán từ đầu nên những mặt sàn bên trong không được chống thấm và thoát nước. Đây là một việc rất khó như chúng tôi đã trình bày trong các bài viết trước. Vì nếu thiếu ẩm tỉ lệ chim ở ít, độ bám giữa tổ yến và tấm vật liệu không tốt dẫn đến rớt tổ,chim bỏ đi, chim non oi bức ngoi ra khỏi tổ và chết... Điển hình như vụ việc được thông báo là "dịch cúm chim yến" vào tháng 4/2013 tại Ninh Thuận. Nhà yến này không được đầu tư bài bản, hệ thống tạo ẩm không hoạt động, mật độ chim quá đông trong thời điểm nắng nóng kéo dài đã tăng nhanh tỉ lê chim chết. Đó cũng là điều hợp lý nhưng có một vài nhận định nóng vội lại cho rằng chim chết do dương tính với virus cúm H5N1 trong khi kết quả xét nghiệm còn mập mờ. Sự việc này đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng cho nền công nghiệp nuôi chim yến trong nhà của Việt Nam.
Khi chim đã vào ở chúng ta không thể tạo thêm lớp thoát nước và chống thấm vì những vật liệu này rất nặng mùi. Giải pháp tối ưu là máy tạo ẩm li tâm được hứng nước cục bộ nhưng chi phí cao nên những căn nhà diện tích lớn khó áp dụng. Chúng tôi phải sử dụng loại béc phun chống nhiễu nước kết hợp với bạt chống thấm không mùi (biogas) nhưng tất nhiên không sánh bằng việc chống thấm và thoát nước sàn từ đầu với sika trên nền xi măng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét